• :
  • :
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Thường trực HĐND tỉnh Thái Bình khóa XVII, nhiệm kỳ 2021 - 2026

Thường trực HĐND tỉnh

STT

HỌ VÀ TÊN

CHỨC VỤ

1

 

Nguyễn Tiến Thành

 

 

 

 

 

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy - Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh

2
Đặng Thanh Giang






Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy - Phó Chủ tịch Thưòng trực HĐND tỉnh

3

Vũ Ngọc Trì

 

 

 

 

Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh.

 

CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA THƯỜNG TRỰC HĐND TỈNH THÁI BÌNH

Điều 6. Nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy viên Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh 

1. Tham dự đầy đủ các phiên họp Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, nếu vì lý do đặc biệt không thể tham dự thì phải báo cáo người chủ trì phiên họp; tham gia thảo luận và quyết định những vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh. 

2. Chuẩn bị các nội dung, chương trình phiên họp Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh theo sự phân công của Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh hoặc theo nhiệm vụ, quyền hạn được pháp luật quy định. 

3. Trực tiếp chỉ đạo, lập kế hoạch tổ chức thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo lĩnh vực được phân công phụ trách và quy định của Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015; Luật sửa đối, bố sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2019 và nhiệm vụ do Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh phân công; báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ trước Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh và Hội đồng nhân dân tỉnh. Chịu trách nhiệm về các khoản chi phục vụ hoạt động của Ban theo quy định của pháp luật.


NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG CỦA THƯỜNG TRỰC HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH

Điều 3. Nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh 

1. Lãnh đạo hoạt động của Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, chịu trách nhiệm trước Hội đồng nhân dân tỉnh về hoạt động của Hội đồng nhân dân tỉnh và hoạt động của Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh. 

2. Đại diện Hội đồng nhân dân tỉnh trong quan hệ công tác với Ủy ban Thường vụ Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, Chính phủ, các cơ quan Trung ương, Hội đồng nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Giữ mối liên hệ giữa Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh với Tỉnh ủy và Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Ủy ban nhân dân tỉnh. 

3. Chịu trách nhiệm trước Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Thường trực Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân tỉnh theo quy định của pháp luật.

4. Chỉ đạo việc thể chế hóa chủ trương của Quốc hội, Chính phủ, của Thường trực Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Đảng đoàn Hội đồng nhân dân tỉnh; chỉ đạo xây dựng và thực hiện chương trình hoạt động của Hội đồng nhân dân tỉnh hàng năm và cả nhiệm kỳ. 

5. Chủ tọa các kỳ họp Hội đồng nhân dân tỉnh; chủ trì các phiên họp Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh. 

6. Phân công nhiệm vụ cho các Phó Chủ tịch, các ủy viên của Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh để đảm bảo hoạt động thường xuyên của Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, các Ban Hội đồng nhân dân tỉnh theo luật định. 

7. Trong quá trình làm việc, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh trao đổi ý kiến với Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh để tổ chức triển khai thực hiện nhiệm vụ được phân công cho từng Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh. Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh ủy quyền cho các Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân tinh giải quyết các vấn đề thuộc thẩm quyền của Chủ tịch. Ủy quyền cho Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh trực tiếp điều hành công việc hàng ngày của Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh và Ủy quyền cho Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân tinh chỉ đạo hoạt động của Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân tỉnh. 

8. Phụ trách công tác tổ chức, cán bộ của Đảng đoàn Hội đồng nhân dân tỉnh, Hội đồng nhân dân tỉnh theo quy định của pháp luật. 

9. Ký các loại văn bản: Nghị quyết Hội đồng nhân dân tỉnh; biên bản kỳ họp Hội đồng nhân dân tỉnh; phê chuẩn kết quả bầu cử Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân cấp huyện; nghị quyết, quyết định cá biệt thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh. 

Điều 4. Nhiệm vụ, quyền hạn của Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh 

1. Thay mặt Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh trực tiếp điều hành công việc hàng ngày của Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh, Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh về những quyết định của mình khi giải quyết các công việc được phân công. 

2. Giúp Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh chỉ đạo xây dưng và thực hiên chương trình hoạt động của Hội đồng nhân dân tỉnh; chỉ đạo việc xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình công tác của Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh. Chỉ đạo, điều hòa, phối hợp hoạt động giữa các Ban Hội đồng nhân dân tỉnh. 

3. Tham gia điều hành kỳ họp theo sự phân công của chủ tọa kỳ họp Hội đồng nhân dân tỉnh; chủ trì các hội nghị, cuộc họp do Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh tổ chức theo ủy quyền của Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh; chỉ đạo việc xây dựng nội dung, chương trình các kỳ họp Hội đồng nhân dân tỉnh 

4. Chỉ đạo hoạt động của Ban Kinh tế - Ngân sách và chỉ đạo tổng hợp nhóm vấn đề chất vấn tại các phiên họp của Hội đồng nhân dân tỉnh; phụ trách giám sát hoạt động của các sở, ngành khối kinh tế tổng hợp. 

5. Giữ mối liên hệ giữa Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh với lãnh đạo Ủy ban nhân dân tỉnh, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh, các Tổ đại biểu, đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh và Thường trực Hội đồng nhân dân huyện, thành phố. 

6. Đôn đốc, chỉ đạo giám sát việc thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh trên các lĩnh vực: kinh tế, ngân sách, đô thị, giao thông, xây dựng, khoa học và công nghệ, tài nguyên và môi trường trên địa bàn tỉnh. Trực tiếp chỉ đạo tổ chức thực hiện chương trình giám sát của Hội đồng nhân dân tỉnh, Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh thuộc lĩnh vực được phân công phụ trách và trang thông tin điện tử của Hội đồng nhân dân tỉnh. 

7. Ký các loại văn bản được phân công phụ trách và được Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh uỷ quyền. 

Điều 5. Nhiệm vụ, quyền hạn của Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh 

1. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo sự phân công của Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh.

 2. Tham gia điều hành kỳ họp theo sự phân công của chủ tọa kỳ họp Hội đồng nhân dân tỉnh; chủ trì các hội nghị, cuộc họp do Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh tổ chức theo ủy quyền của Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh. 

3. Chỉ đạo hoạt động của Ban Văn hóa - Xã hội và Ban Pháp chế; phụ trách giám sát hoạt động của các sở, ngành khối văn hoá - xã hội và khối nội chính; giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân.

 4. Giữ mối liên hệ giữa Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh với Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, các tổ chức chính trị - xã hội của tỉnh. 

5. Đôn đốc, chỉ đạo giám sát việc thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh trên các lĩnh vực: thi hành hiến pháp và pháp luật, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, xây dựng chính quyền địa phương, quản lý địa giới hành chính; giáo dục, y tế, văn hóa, xã hội, thông giáo. Trực tiếp chỉ đạo và tổ chức thực hiện chương trình giám sát của Hội đồng nhân dân tỉnh, của Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh thuộc lĩnh vực được phân công phụ trách và công tác thông tin, dân nguyện của Hội đồng nhân dân tỉnh. 

6. Ký các loại văn bản được phân công phụ trách và được Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh uỷ quyền. 

7. Chỉ đạo phục vụ, đảm bảo chế độ, chính sách và các điều kiện hoạt động của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh, Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh theo quy định của pháp luật. 

8. Trực tiếp chỉ đạo hoạt động của Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân tỉnh, chịu trách nhiệm về các nội dung tham mưu trình kỳ họp; đảm bảo điều kiện phục vụ hoạt động của Hội đồng nhân dân tỉnh, Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, các Ban Hội đồng nhân dân tỉnh. 

Điều 6. Nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy viên Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh 

1. Tham dự đầy đủ các phiên họp Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, nếu vì lý do đặc biệt không thể tham dự thì phải báo cáo người chủ trì phiên họp; tham gia thảo luận và quyết định những vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh. 

2. Chuẩn bị các nội dung, chương trình phiên họp Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh theo sự phân công của Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh hoặc theo nhiệm vụ, quyền hạn được pháp luật quy định. 

3. Trực tiếp chỉ đạo, lập kế hoạch tổ chức thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo lĩnh vực được phân công phụ trách và quy định của Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2019 và nhiệm vụ do Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh phân công; báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ trước Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh và Hội đồng nhân dân tỉnh. Chịu trách nhiệm về các khoản chi phục vụ hoạt động của Ban theo quy định của pháp luật. 

Điều 7. Phiên họp của Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh 

1. Phiên họp của Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh là hoạt động chủ yếu của Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, được tổ chức định kỳ mỗi tháng 1 lần vào tuần đầu của tháng, thời gian cụ thể do Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh quyết định, hoặc họp đột xuất theo đề nghị của Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh để thảo luận và quyết định những vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh theo quy định của pháp luật. Phiên họp Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh phải có ít nhất hai phần ba tổng số thành viên Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh tham dự và quyết định theo đa số. 

2. Đại diện Ủy ban nhân dân tỉnh, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh; Trưởng đoàn, Phó Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh được mời tham dự phiên họp. Đại diện Tòa án nhân dân tỉnh, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, người đứng đầu cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh; đại diện các tổ chức chính trị - xã hội, các cơ quan, tổ chức liên quan có thể được mời tham dự phiên họp định kỳ hoặc phiên họp đột xuất của Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh khi bàn về vấn đề có liên quan. 

3. Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh quyết định thời gian, nội dung chương trình phiên họp và chủ tọa phiên họp Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh; nếu Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh vắng mặt thì Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh hoặc Phó Chủ tịch Hội đồng nhận dân tỉnh được Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh ủy quyền chủ tọa phiên họp:

4. Ủy ban nhân dân tỉnh, Tòa án nhân dân tỉnh, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, các Ban của Hội đồng nhân dân tỉnh, người đứng đầu cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh và các cơ quan, tổ chức liên quan có trách nhiệm chuẩn bị các dự án, đề án, báo cáo thuộc nội dung, chương trình tại phiên họp Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh theo nhiệm vụ, quyền hạn được pháp luật quy định hoặc theo sự phân công của Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh. 

5. Tại phiên họp của Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh có thể thực hiện hoạt động giải trình đối với Ủy ban nhân dân tỉnh; Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tỉnh; người đứng đâu cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh; các cơ quan, tổ chức liên quan về những vấn đề Thường trực hoặc đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh yêu cầu. 

6. Căn cứ kết luận của Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh tại phiên họp, Chánh Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân tỉnh báo cáo tổng hợp kết quả thực hiện tại phiên họp tiếp theo để Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh thảo luận, cho ý kiến và quyết định những vấn đề cần thiết theo thầm quyền. 

Điều 8. Họp giao ban với Thường trực Hội đồng nhân dân các huyện, thành phố Định kỳ sáu tháng một lần (đầu quý II và đầu quý IV hằng năm), Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh tổ chức hội nghị giao ban với Thường trực Hội đồng nhân dân huyện, thành phố. 

Điều 9. Thống nhất dự kiến nội dung chương trình kỳ họp Trước 40 ngày khai mạc kỳ họp thường lệ, Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh chủ trì phối hợp với lãnh đạo Ủy ban nhân dân tỉnh, Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, Lãnh đạo các Ban của Hội đồng nhân dân để thống nhất dự kiến nội dung chương trình kỳ họp.

(Theo Nghị Quyết số 52/NQ-HĐND ngày 14/7/2021 của HĐND tỉnh Thái Bình về Quy chế hoạt động của Thường trực HĐND tỉnh, các Ban HĐND tỉnh, Tổ đại biểu và đại biểu HĐND tỉnh khóa XVII, nhiệm kỳ 2021-2026)


Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 4 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Bản đồ hành chính

Diện tích: 1.586,3 Km2

Dân số: 1.860.447 người

 
 
Thống kê truy cập
Hôm nay : 16
Hôm qua : 7
Bài viết được quan tâm