Tăng cường đảm bảo an ninh, an toàn hoạt động Ngân hàng
Hoạt động ngành ngân hàng trên địa bàn tỉnh Thái Bình năm 2023 đạt được nhiều kết quả tích cực; nguồn vốn huy động duy trì tăng trưởng cao, dư nợ cho vay tăng so với cùng kỳ, nợ xấu cơ bản được kiểm soát ở mức thấp, các hoạt động thanh toán, chuyển đổi số tiếp tục phát triển, các hoạt động cơ cấu lại nợ, cung cấp tín dụng tại các tổ chức tín dụng (TCTD) trên địa bàn đã có nhiều chuyển biến tích cực, kỷ cưong, kỷ luật trong lĩnh vực tiền tệ, ngân hàng được nâng lên. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, hoạt động của một số TCTD và Chi nhánh Ngân hàng Thưong mại (NHTM) trên địa bàn còn một sồ tồn tại, hạn chế như: Hoạt động liên quan đến cấp tín dụng, cơ cấu nợ, phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng chưa bảo đảm chạt chẽ, đúng quy định, một số Chi nhánh NHTM có tỷ lệ nợ xấu cao vượt mức 3% tổng dư nợ chưa có biện pháp xử lý nợ xấu hiệu quả, chưa thực hiện đầy đủ trách nhiệm, nghĩa vụ của mình trong hoạt động cung cấp dịch vụ môi giới…
Hoạt động giao dịch tại ngân hàng Sài Gòn Hà Nội (SHB) chi nhánh Thái Bình
Dự báo trong thời gian tới hệ thống ngân hàng và các TCTD phải đối mặt với nhiều thách thức, rủi ro tiềm ẩn, trong đó những hạn chế, thiếu sót trong hoạt động của một số Chi nhánh ngân hàng, Quỹ Tín dụng nhân dân có ngụy cơ ảnh hưởng đến công tác an ninh, an toàn hệ thống các TCTD trên địa bàn tỉnh.
Nhằm tăng cường đảm bảo an ninh, an toàn hoạt động Ngân hàng, UBND tỉnh yêu cầu các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố, Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh, các TCTD trên địa bàn và các đơn vị liên quan nghiêm túc thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm sau:
Các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố căn cứ chức năng nhiệm vụ được giao, thường xuyên rà soát đánh giá những khó khăn, vướng .. mắc của doanh nghiệp, các ngành, các lĩnh vực để kịp thời có giải pháp tháo gỡ khó khăn trong việc tiếp cận tín dụng, thúc đẩy sản xuất kinh doanh cho các tổ chức tín dụng, doanh nghiệp, người dân theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và UBND tỉnh; thường xuyên nắm bắt tình hình, kịp thời kiểm tra, giám sát các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro nhằm ngăn chặn, phát hiện và xử lý nghiêm các khuyết điểm, tồn tại và sai phạm của TCTD, góp phần bảo đảm an ninh, kỷ luật trên thị trường tiền tệ, ngân hàng.
Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh Thái Bình thực hiện nghiêm vai trò quản lý Nhà nước về tiền tệ, ngân hàng trên địa bàn tỉnh, trong đó tập trung, bám sát thực hiện chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tại Chỉ thị số 01/CT-NHNN ngày 15/01/2024. Tăng cường phổ biên, tuyên truyền và triển khai các văn bản quy phạm pháp luật, văn bản chỉ đạo điều hành trong lĩnh vực tiền tệ ngân hàng đến các TCTD. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động, công tác cơ cấu lại gắn với xử lý nợ xấu đối với hệ thống TCTD, đảm bảo an ninh, an toàn hệ thống TCTD trên địa bàn tỉnh.
Công an tỉnh tiếp tục phối hợp chặt chẽ với NHNN Chi nhánh tỉnh, các sở, ngành có liên quan và UBND các huyện, thành phố trong công tác đảm bảo an toàn, an ninh trật tự tại Trụ sở cơ quan Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh, trụ sở các TCTD khi xảy ra khiếu kiện, tập trung đông người và đảm bảo tuyệt đối an toàn hoạt động cung ứng tiền mặt cho các TCTD trên địa bàn. Phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh để xử lý các vi phạm pháp luật trong hoạt động của các TCTD trên địa bàn.
UBND huyện, thành phố tăng cường phối hợp với NHNN Chi nhánh tỉnh và các cơ quan, đơn vị có liên quan trong công tác đảm bảo an ninh, an toàn hoạt động Ngân hàng. Thường xuyên nắm chắc tỉnh hình, tăng cường thanh tra, kiểm tra hoạt động của các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh có điều kiện, kịp thời phát hiện các hành vi vi phạm pháp luật về tín dụng ngân hàng, tiền tệ, đặc biệt đối với vi phạm trong lĩnh vực trái phiếu doanh nghiệp, tình trạng "tín dụng đen" trên địa bàn, xử lý nghiêm nghiêm theo quy định pháp luật.
Báo Thái Bình, Đài Phát thanh, truyền hình Thái Bình tuyên truyền đầy đủ, kịp thời đến người dân về các sản phẩm ngân hàng chính thống, cảnh báo sớm về các thủ đoạn lừa đảo, biện pháp phòng, chống các hành vi gian lận, lừa đảo liên quan đến hoạt động Ngân hàng.
Các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh đẩy mạnh đầu tư tín dụng phục vụ nền kinh tế, đảm bảo an toàn hiệu quả, tập trung vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, các lĩnh vực ưu tiên theo định hướng của Chính phủ; khuyến khích cạnh tranh lành mạnh giữa các TCTD thông qua chất lượng dịch vụ, nâng cao chất lượng công tác phục vụ. Thực hiện hiệu quả chính sách cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng gặp khó khăn. Đồng thời, triển khai quyết liệt, đồng bộ các biện pháp phòng ngừa, hạn chế tối đa nợ xấu phát sinh, tăng cường kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay của khách hàng, thường xuyên theo dõi tình hình sản xuất kinh doanh, thu nhập của khách hàng, kịp thời có biện pháp hỗ trợ khách hàng khắc phục khó khăn, phục hồi sản xuất kinh doanh. Đẩy mạnh truyền thông, quảng bá, giới thiệu sản phẩm chính thống của ngân hàng đảm bảo thông tin đầy đủ, minh bạch, chính xác đến khách hàng; tăng cường tuyên truyền nâng cao nhận thức của khách hàng về các hoạt động gian lận, lừa đảo trên không gian mạng, chủ động khuyến nghị, cảnh báo kịp thời tới khách hàng về các phương thức, thủ đoạn gian lận, lừa đảo của tội phạm công nghệ cao.